Danh sách bài viết

Tìm thấy 37 kết quả trong 0.52351999282837 giây

Bể nước ngầm nguyên vẹn 6 triệu năm dưới dãy núi Italy

Các ngành công nghệ

Nước ngọt chảy qua vỏ Trái đất 6 triệu năm trước mắc kẹt tại độ sâu hàng nghìn mét bên dưới dãy Hyblaea ở Sicily, hình thành tầng ngậm nước không thay đổi từ sau đó.

Đế quốc hưng thịnh nhờ khai thác nước trên sa mạc Sahara

Các ngành công nghệ

Đế quốc Garamantes từng phát triển hưng thịnh nhờ sử dụng công nghệ để khai thác nước ngầm trên sa mạc Sahara nhưng rơi vào cảnh diệt vong khi nước ngầm cạn kiệt.

Cực quang kỳ ảo hòa cùng dòng nước ngầm Yellowstone

Các ngành công nghệ

Cực quang xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới do ảnh hưởng của bão Mặt trời, tạo nên một khung cảnh huyền ảo, tựa như một bộ phim thần thoại.

Nghiên cứu chế tạo cảm biến nano và hệ thiết bị giám sát các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt

Công cụ và máy móc

Nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với nguồn nước sạch giảm dần. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố như nguồn cung cấp nước giảm, sự ô nhiễm và sử dụng quá mức nước mặt và nước ngầm và lượng mưa thấp trong thời gian dài. Từ những năm 1950 đến những năm 1990, dân số toàn cầu tăng 100%, cùng với lượng nước ngọt giảm dần dẫn đến sự sụt giảm đáng kể đối với nguồn nước sẵn có trên đầu người (giảm từ 17.000 đến 70.000 m3 trên đầu người). Ngoài ra, có tới 90% nước thải được thải ra môi trường mà không qua xử lý, gây thiệt hại nặng nề cho sức khỏe cộng đồng. Sự có mặt của trầm tích trong nước uống cũng là nguyên nhân của các chất độc hại như kim loại nặng. Mỗi năm, có khoảng bốn tỷ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, gây ra 1,8 triệu ca tử vong, chủ yếu là trẻ em. Phần lớn các trường hợp này là do nước uống bị ô nhiễm, nước sinh hoạt, vệ sinh không đảm bảo.

Công nghệ mới giúp Ai Cập trồng củ cải đường trên sa mạc

Các ngành công nghệ

Ai Cập có thể trồng hàng chục nghìn hecta củ cải đường trên đất sa mạc khô cằn ở miền nam nước này nhờ công nghệ khoan thăm dò nước ngầm.

Australia phát triển công nghệ giúp quản lý nước ngầm hiệu quả

Các ngành công nghệ

Đây là hệ thống cảm biến đa năng cho phép người dùng thu thập dữ liệu về độ pH, nguy cơ giảm bớt nguồn nước, nhiệt độ và độ dẫn điện của nước ngầm.

Australia giới thiệu thiết bị phân tích nguồn nước ngầm

Các ngành công nghệ

Thiết bị này sẽ dùng vật lý laser để đếm các nguyên tử của khí hiếm như Argon và Krypton, hai loại hạt được tìm thấy tự nhiên trong nước ngầm và lõi băng.

Xanh hoá sa mạc nhờ siêu công nghệ chế tạo nước và canh tác khô

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học đã biến các đụn cát khô cằn thành những đồi cỏ nhiều màu lấp lánh. Công cuộc xanh hoá sa mạc này nhờ siêu công nghệ khai thác nước ngầm hoá thạch nhiều triệu năm.

Làm sạch nước bằng thuỷ tinh phế liệu

Các ngành công nghệ

Theo nghiên cứu mới đây của Đại học Greenwich (Anh), các loại thủy tinh bỏ đi có thể tái sử dụng để lọc chất ô nhiễm khỏi nguồn nước ngầm, làm nước sạch hơn.

Ấn Độ phát triển kỹ thuật phát hiện thạch tín

Y tế - Sức khỏe

Arsenic là một chất độc hại, thường có trong các mạch nước ngầm hoặc các nguồn nước có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mà nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể dẫn tới nhiều bệnh, nhẹ thì dị ứng, nặng thì ung thư.

Axit folic có thể giải độc thạch tín trong máu

Y tế - Sức khỏe

Axit folic, một loại vitamin rất sẵn trong rau lá xanh, có thể "loại bỏ" được thạch tín trong huyết mạch những người bị nhiễm độc chất này từ nước ngầm, một nghiên cứu mới đây tại Bangladesh cho thấy.

Úc: phát hiện 850 sinh vật mới dưới lòng đất

Sinh học

Sau bốn năm tiến hành một cuộc khảo cứu toàn diện mạch nước ngầm và các hang động ở miền trung và miền nam nước Úc, các nhà khoa học đã tìm thấy 850 loài sinh vật chưa từng được biết đến trước đó sống dưới lòng đất.

Vỉa hè tự động thu nước mưa

Các ngành công nghệ

Các bãi đỗ xe, sân và các khoảng không lát gạch một ngày nào đó có thể tự thu nước mưa, làm sạch và dẫn tới các bồn chứa nước ngầm dưới đất để sử dụng, các nh&a

Làm sạch nước bằng thuỷ tinh phế liệu

Các ngành công nghệ

Theo nghiên cứu mới đây của Đại học Greenwich (Anh), các loại thủy tinh bỏ đi có thể tái sử dụng để lọc chất ô nhiễm khỏi nguồn nước ngầm, làm nước sạch hơn.

Hố sụt lớn xuất hiện trên bờ biển đá vôi

Các ngành công nghệ

Xói mòn do sóng và mạch nước ngầm tự nhiên tạo ra một hố sụt rộng tới 12 m trên bờ biển đá vôi cổ xưa ở miền nam Australia.

"Bồn tắm tuyệt vọng" giết chết hầu hết động vật bơi đến

Khoa học sự sống

Hồ nước ngầm nằm ở độ sâu hơn 900m dưới vịnh Mexico khiến đa số loài vật không thể chịu nổi do rất mặn và độc hại.

Chiêm ngưỡng loài cá khiến giới khoa học Mỹ sốt sắng

Khoa học sự sống

DK ngày 2/11 cho hay, sinh vật đầy ma thuật trong suốt, sống trong hang động tầng nước ngầm tối đen sâu hàng ngàn mét ở San Antonio, Texas, Mỹ.

Cây ăn thịt hoạt động ra sao?

Khoa học sự sống

Thông thường cây cối có thể tự tạo ra nguồn thức ăn cho mình. Chúng lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm, khoáng chất dưới đất và quang hợp từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, có vài loại cây chuyên lấ

Tìm thấy loài vi khuẩn hô hấp bằng uranium

Khoa học sự sống

Một dòng vi khuẩn "hô hấp" bằng uranium mới phát hiện có thể nắm giữ chìa khóa về phương pháp làm sạch nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm tại các khu vực xử lý quặng uranium chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Quy trình bón phân cho cây Chè Tây Nguyên và Miền Bắc

Khoa học sự sống

(Áp dụng cho tất cả giống chè vùng Tây Nguyên và chè Miền Bắc) Yêu cầu về đất trồng chè Cây chè ưa đất chua, độ chua pHKCL thích hợp nhất từ 4,5 đến 5,5. Nếu pHKCL 7,5 cây ít lá, ít búp, vàng cằn. Độ dày tầng đất mặt tối thiểu là 60cm. Thành phần cơ giới thích hợp từ thịt nhẹ đến thịt nặng, giữ ẩm, thoát nước nhanh, tơi xốp, dễ làm đất. Độ sâu mực nước ngầm phải trên 1,0m vào mùa mưa. Độ dốc không quá 25o để trồng chè. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè Theo kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cây chè để có được 2 tấn búp chè khô/ha, cây chè cần lượng

Australia phát triển công nghệ giúp quản lý nước ngầm hiệu quả

Các ngành công nghệ

Đây là hệ thống cảm biến đa năng cho phép người dùng thu thập dữ liệu về độ pH, nguy cơ giảm bớt nguồn nước, nhiệt độ và độ dẫn điện của nước ngầm.

Australia giới thiệu thiết bị phân tích nguồn nước ngầm

Các ngành công nghệ

Thiết bị này sẽ dùng vật lý laser để đếm các nguyên tử của khí hiếm như Argon và Krypton, hai loại hạt được tìm thấy tự nhiên trong nước ngầm và lõi băng.

Công trình ngầm ở sa mạc dài bằng khoảng cách của Trái Đất lên Mặt trăng

Các ngành công nghệ

Tổng chiều dài của hàng ngàn đường dẫn nước ngầm trong sa mạc Iran tương đương với khoảng cách của Trái Đất lên Mặt trăng (384.400km).

Nước ngầm đang rút cạn nhiều con sông của thế giới

Các ngành công nghệ

Cơn khát nước ngọt của loài người đang dần dần hút cạn các con sông vốn đang là cảnh quan trên toàn thế giới, một nghiên cứu về nước ngầm cho thấy.

Chiếc lưới đặc biệt giúp “câu” nước từ không khí để giải quyết nạn hạn hán

Các ngành công nghệ

Thay vì phải đào sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước ngầm vốn đã rất ít ỏi, một sản phẩm khoa học tiên tiến tên là “lưới bắt mây” có thể cho phép người dân sống ở các khu vực hạn hán, khai thác hàng ngàn lít nước mỗi ngày từ… sương mù...

Xanh hoá sa mạc nhờ siêu công nghệ chế tạo nước và canh tác khô

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học đã biến các đụn cát khô cằn thành những đồi cỏ nhiều màu lấp lánh. Công cuộc xanh hoá sa mạc này nhờ siêu công nghệ khai thác nước ngầm hoá thạch nhiều triệu năm.

Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Pu Sam Sao.               B. Con Voi. C. Hoàng Liên Sơn.          D. Pu Đen Đinh Câu 42: Nền kinh tế tri thức được dựa trên A. tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao.   B. công cụ lao động cổ truyền. C. tri thức và kinh nghiệm cổ truyền D. kĩ thuật và kinh nghiệm cổ truyển. Câu 43: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam? A. Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam.    B. Chịu tác động sâu sắc của biển. C. Tác động của địa hình.    D. Tác động của tín phong Bắc bán cầu. Câu 44: Vùng kinh tế trọng điểm không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước.   B. Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố. C. Ranh giới không thay đổi theo thời gian.  D. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, thu hút đầu tư. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về ngành công nghiệp năng lượng, giai đoạn 2000 – 2007? A. Sản lượng dầu luôn lớn hơn sản lượng than. B. Sản lượng khai thác than luôn lớn hơn dầu. C. Sản lượng than tăng nhanh hơn sản lượng dầu.  D. Sản lượng dầu tăng nhanh hơn sản lượng điện. Câu 46: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước do A. công nghiệp chế biến phát triển.  B. trình độ thâm canh cây lúa cao nhất. C. dân số đông, nhu cầu lương thực lớn.   D. lịch sử trồng lúa lâu đời nhất. Câu 47: Cho biểu đồ:   DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích và giá trị sản xuất cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 – 2012? A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, giá trị sản xuất cây công nghiệp giảm. B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng. C. Tổng diện tích cây công nghiệp và giá trị sản xuất của cây công nghiệp đều tăng. D. Tổng diện tích cây công nghiệp giảm, giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây? A. Cà Mau.                 B. Sóc Trăng.   C. Kiên Giang.            D. Bạc Liêu. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết các tuyến đường theo hướng Bắc – Nam chạy qua vùng duyên hải Nam Trung Bộ? A.Quốc lộ 1A và đường 14.   B. Quốc lộ 1A và quốc lộ 9. C. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc –Nam. D. Đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh. Câu 50: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta hiện nay? A. Tỉ trọng có xu hướng giảm.      B. Quản lí các ngành, lĩnh vực kinh té then chốt. C. Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP.  D. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Vũng Áng.            B. Vân Đồn. C. Nghi Sơn.             D. Đình Vũ –Cát Hải. Câu 52: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM  (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kế, 2016). Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu, trong giai đoạn 1980 – 2014? A. Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu tăng không liên tục B. Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục C. Sản lượng cà phê nhân tăng không liên tục, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục D. Sản lượng cà phê nhân tăng liên tục, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng không kiên tục Câu 53: Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là A. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.  B. trình độ đô thị hóa thấp. C. tỉ lệ dân thành thị giảm.   D. phân bố đô thị đều giữa các vùng. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu thuộc hệ thống sông nào sau đây? A. sông Hồng.               B. sông Mã   C. sông Thu Bồn.           D. sông Thái Bình. Câu 55: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư và xã hội của châu Phi? A. Dân số tăng nhanh.  B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. C. Nhiều người nhiễm HIV nhất trên thế giới.   D. Tỉ lệ dân thành thị cao. Câu 56: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta    B. Có thế mạnh phát triển thủy điện. C. Dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao   D. Có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc Câu 57: Ý nghĩa của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là A. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.   B. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. C. tài nguyên hải sản phong phú.   D. có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Câu 58: Cho bảng số liệu: SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU Á (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) (Nguồn: Số liệu Thống kê về Việt Nam và thế giới, NXBGD Việt Nam, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu. cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình du lịch ở một số khu vực của châu Á? A. Lượng khách du lịch đến khu vực Đông Nam Á tăng nhanh nhất. B. Lượng khách du lịch đến khu vực Đông Á tăng nhanh nhất.      C. Lượng khách du lịch đến khu vực Đông Á tăng chậm nhất. D. Lượng khách du lịch đến khu vực Đông Á luôn nhiều nhất. Câu 59: Lãnh thổ Hoa Kì nằm ở giữa  hai đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Câu 60: Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền? A. Nội thủy.     B. Vùng tiếp giáp lãnh thổ. C. Lãnh hải. D. Vùng đặc quyền kinh tế. Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ.     B. Tây Nguyên. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.    D. Bắc Trung Bộ. Câu 62: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa quốc gia? A. Hạ Long.                 B. Đà Lạt.  C. Huế.                       D. Vũng Tàu. Câu 63: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Đà Nẵng.                 B. Phú Yên. C. Bình Định.               D. Quảng Nam. Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế nào sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.  B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng.   D. Bắc Trung Bộ. Câu 65: Điều kiện thuận lợi nhất cho khai thác thủy sản xa bờ ở nước ta là có A. bốn ngư trường trọng điểm. B. nhiều bãi tôm, bãi cá C. nhiều cảng cá     D. nhiều đảo ven bờ. Câu 66: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta? A. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên. B. Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp được đẩy mạnh ở nhiều nơi. D. Trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, các sản phẩm không qua giết thịt tỉ trọng giảm mạnh. Câu 67: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm:   Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm. B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm. C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm. D. Tốc độ tăng trưởng  giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm. Câu 68: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng đều có A. đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào. B. mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. C. đất phù sa không được bồi đắp hàng năm lớn. D. đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn. Câu 69: Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có vai trò quan trọng là A. chống xói  mòn, rửa trôi đất.  B. chắn gió, bão, ngăn cát bay, cát chảy. C. điều hòa nguồn nước ngầm.    D. hạn chế tác hại của lũ trên các hệ thống sông. Câu 70: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hằng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. diện tích rừng ngập mặn giảm.       B. mùa khô kéo dài và sâu sắc C. không có đê bao quanh.     D. có nhiều cửa sông đổ ra biển. Câu 71: Ở Nhật Bản, việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất là A. giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của công nghiệp. B. phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước C. các xí nghiệp nhỏ sẽ được các xí nghiệp lớn hỗ trợ về nguyên liệu. D. giải quyết được lao động dư thừa ở nông thôn. Câu 72: Để thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành A. thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.  B. tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường. C. cải cách ruộng đất.                                                      D. chuyển từ nền  kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Câu 73: Trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu do A. cây công nghiệp cần rất nhiều nước tưới.    B. địa hình dốc, hay có lũ lụt C. diện tích đất ngập mặn lớn khí thủy triều lên.  D. có mùa khô sâu sắc, mùa mưa một số nơi ngập úng. Câu 74: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay là A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển. B. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng hải sản. C. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi. D. không khai thác ven bờ, chỉ khai thác xa bờ. Câu 75: Nhận định nào sau đây đúng với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên? A. Diện tích trồng cây công nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh. B. Là vùng trồng cao su và chè lớn nhất cả nước C. Chủ yếu là cây nhiệt đới, ngoài ra có một số cây cận nhiệt đới. D. Chủ yếu là cây hàng năm, ngoài ra còn có một số cây lâu năm. Câu 76: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2014 (Đơn vị: nghìn ha) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2017) Để thể hiện cơ cấu diện tích cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường.                      B. Tròn.  C. Kết hợp.                     D. Miền. Câu 77: Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về A. phong tục tập quán và văn hóa  B. Trimh độ phát triển kinh tế C. tài nguyên khoáng sản. D. dân số và lực lượng lao động. Câu 78: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phát triển chủ yếu dựa vào A. mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi. B. vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp. C. đội ngũ lao động có trình độ cao.     D. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Câu 79: Tây Nguyên có thể phát triển được cây chè là do A. đất badan màu mỡ, diện tích rộng.   B. có các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ. C. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc   D. có nguồn nước phong phú. Câu 80: Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ nhất sự phát triển của ngành du lịch tăng lên? A. Đã hình thành các trung tâm du lịch.   B. Lao dộng trong ngành du lịch tăng lên. C. Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.  D. Số lượt khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh.  

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm) Câu 1. Sông A – ma – dôn chảy qua khu vực có kiểu khí hậu A. xích đạo. B. cận nhiệt gió mùa. C. cận nhiệt địa trung hải. D. ôn đới hải dương. Câu 2. Dao động thuỷ triều lớn nhất khi: A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng.           B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc. C. Mặt Trăng gần Trái Đất nhất. D. Mặt Trời gần Trái Đất nhất. Câu 3. Ở những vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa thường xuất hiện các dòng biển ........... theo mùa. A. nóng                                   B. lạnh C. đổi chiều                             D. ấm Câu 4. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở đâu? A. Hai vĩ tuyến 30 – 400. B. Hai chí tuyến.         C. Hai bên Xích đạo. D. Hai cực. Câu 5. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là: A. Tầng đất.                     B. Thổ nhưỡng. C. Độ phì của đất.            D. Phẫu diện đất. Câu 6. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là: A. Sinhvật.                      B. Đá gốc. C. Đá mẹ.                       D. Thời gian. Câu 7. Thời gian hình thành đất được gọi là gì? A. Tuổi đất. B. Thổ nhưỡng quyển. C. Độ phì của đất. D. Tuổi địa chất. Câu 8. Giới hạn phía trên của sinh quyển tiếp giáp với A. tầng ô dôn của khí quyển. B. tầng bình lưu của khí quyển. C. tầng giữacủa khí quyển. D. tầng i – oncủa khí quyển. Câu 9. Đất mặn thích hợp trồng những loài cây nào? A. Sồi, trắc, gụ. B. Thông, tùng, bạch dương. C. Sú, vẹt, đước. D. Lim, gụ, cẩm lai. Câu 10. Ý nào sau đây thể hiện tác động tiêu cực của con người tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.                                   B. Thành lập các vườn quốc gia. C. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.                             D. Đưa động vật nuôi từ nơi này sang nơi khác. Câu 11. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ  độ gọi là: A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. B. Quy luật địa đới. C. Quy luật địa ô. D. Quy luật phi địa đới. Câu 12. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là: A. Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. B. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. C. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. D. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. Câu 13. Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung trong A. khu vực I.                    B. khu vực II. C. khu vực III.                  D. khu vực I và II. Câu 14. Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và A. số năm đi học của những người từ 15 tuổi trở lên. B. số năm đi học của những người từ 20 tuổi trở lên. C. số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên. D. số năm đi học của những người từ 30 tuổi trở lên. Câu 15. Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép về: A. Kinh tế, xã hội và môi trường. B. Khoa học kỹ thuật và môi trường. C. Văn hoá và khoa học kỹ thuật. D. Quyền sở hữu và kinh tế. Câu 16. Tỉ suất sinh thô là A. tương quan giữa số trẻ em dưới 5 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. B. tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. C. tương quan giữa số trẻ em dưới 2 tuổi trong một năm so với số dân trung bình. D. tương quan giữa số trẻ em dưới 3 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Câu 17. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì về môi trường tự nhiên? A. Gây mất mùa. B. Hư hỏng nhà cửa. C.Gây xói mòn, sạt lở đất đai. D. Phá hoại đường giao thông. Câu 18. Mưa lớn và tập trung theo mùa nên sông ngòi miền Trung nước ta có đặc điểm: A. Lưu lượng nước sông và tốc độ dòng chảy lớn.   B. Lưu lượng nước sông và phù sa thấp.       C.Tốc độ dòng chảy và phù sa thấp. D. Phù sa và khả năng bồi tụ về phía biển lớn. Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ra sóng thần? A. Chuyển động của các dòng biển. B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất. C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương. D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi. Câu 20. Ý nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra thủy triều? A. Chuyển động của các dòng biển. B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất. C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương. D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi. Câu 21. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM   Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10 Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về xu hướng phát triển dân số trên thế giới? A. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi có xu hướng gia tăng. B. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi có xu hướng rút ngắn lại. C. Dân số thế giới tăng đều qua các năm. D. Dân số thế giới tăng rất nhanh trong giai đoạn 1804 - 1927. Câu 22. Sự khác biệt giữa tháp dân số kiểu thu hẹp với tháp dân số kiểu mở rộng là A. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp. B. đáy tháp hẹp và mở rộng hơn ở phần đỉnh. C. đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải. D. đáy tháp hẹp, mở rộng thân và đỉnh tháp. Câu 23. Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Đơn vị: nghìn người   Năm Thành phần 2000 2008 2012 Nhà nước 4358,2 5059,3 5381,0 Ngoài Nhà nước 32358,6 39707,1 44603,4 Có vốn đầu tư nước ngoài 358,5 1694,4 1714,6 (Nguồn: Niên giám Thống kê 2014) Để thể hiện qui mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2012 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột.                                    B. Tròn. C. Miền.                                  D. Đường. Câu 24.Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, dân số nước ta năm 2015 là 93,44 triệu người và năm 2016 là 94,44 triệu người. Vậy tỉ suất gia tăng dân số nước ta năm 2016 là A. 0,99%.                    B. 1,01%. C. 1,05%.                    D. 1,07%. Câu 25. Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ NƯỚC TAGIAI ĐOẠN 1960 – 2012 (Đơn vị: ‰) Năm   1960 1999 2006 2012 Tỉ suất sinh thô 46 19.9 18.6 16.9 Tỉ suất tử thô 12 5.6 5.0 7.0 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014) Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về gia tăng dân số tự nhiên Việt Nam giai đoạn 1960 – 2012? A. Tỉ suất sinh thô giảm liên tục. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta năm 1999 là 1,34 %. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm. D. Tỉ suất tử thô nhỏ hơn tỉ suất sinh thô. Câu 26. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1979 – 2011 (Đơn vị: %) (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2013) Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn 1979 – 2011? A. Nhóm tuổi trên 60 tăng liên tục. B. Năm 2011 nước ta là nước có cơ cấu dân số già. C. Nhóm tuổi 0 - 14 có xu hướng giảm. D. Nhóm tuổi 15 – 59 có tỉ trọng lớn nhất. Câu 27. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỉ suất sinh thô của Việt Nam năm 2015 là 16,2‰ và tỉ suất tử thô là 6,8‰. Vậy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2015 là A. 0,94%.                                B. 0,95%. C. 0,96%.                                D. 0,97%. Câu 28. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2017 (Đơn vị: triệu người) Quốc gia   Hoa Kì Bra - xin Liên Bang Nga Nhật Bản Số dân 325,8 210,7 143,3 126,1 (Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 2017)                     Để thể hiện dân số của một số quốc gia trên thế giới tính đến tháng 3 năm 2017 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột.                                    B. Tròn. C. Miền.                                  D. Đường. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Phân tích tác động của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đến chế độ nước sông. Câu 2. (1,0 điểm) Chứng minh nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất thay đổi theo quy luật địa đới. Câu 3. (1,0 điểm) Cho hình ảnh sau: Dựa vào hình 19.11 và kiến thức đã học, giải thích tại sao ở độ cao từ 2000m đến 2800m ở sườn Tây dãy Cap-ca thực vật chủ yếu là địa y và cây bụi lại hình thành đất sơ đẳng xen lẫn đá?